Nguồn gốc và ý nghĩa của màu Chàm là gì?
INDIGO COLOR
INDIGO COLOR
Màu chàm có xuất xứ từ đâu?
Khoảng hơn 4000 năm trước đây màu chàm được biết đến theo như một luồng thông tin như thế này, loại màu này chúng đến và là một trong các sắc tố nằm ẩn sâu, được chiết xuất ra từ những loại cây thuộc họ indigofera tinctoria và cây isatis tinctoria rất nhiều ở Ấn Độ.
Nằm ở trên vùng đất sinh sống của những loại cây này thì người dân sống xung quanh khu vực ở đây đã sớm tiến hành các thao tác, kỹ thuật nhuộm vải và sử dụng vải chàm ở trong đời sống.
Ấn Độ là trung tâm lớn nhất của lĩnh vực chiết xuất và sản xuất thuốc nhuộm chàm, đồng thời là nơi cung cấp chàm đầu tiên và sớm nhất đến Châu Âu, thịnh vượng nhất vào thời Hy Lạp – La Mã (vào khoảng 300 BC – 400 AD). Hiện nay, có ít nhất 50 loài cây chàm sinh trưởng tại Ấn Độ. Ở vùng Tây Bắc nước Ấn, những người thợ đã biết chế biến thuốc nhuộm chàm thành bánh chàm từ nhiều thế kỷ nay. Từ đó thuốc nhuộm chàm được xuất khẩu qua các tuyến thương mại đến Châu Âu. Người Hy Lạp và La Mã khi mới tiếp xúc với những bánh nhuộm màu chàm, đã nhầm tưởng chúng có nguồn gốc từ khoáng sản. Thuốc nhuộm chàm lúc này được coi là vật phẩm xa xỉ, dùng tạo màu nước sơn, dược phẩm và mỹ phẩm.
Ngoài ra, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy những mảnh còn sót lại từ quần áo nhuộm chàm tại Mohenjo-Daro (nay thuộc tỉnh Sindt, Pakistan), xác định được niên đại từ 1750 trước Công Nguyên. Chất nhuộm chàm và vải vóc nhuộm chàm dùng để may trang phục đã có một lịch sử lâu dài tại Trung Quốc, ít nhất hơn 2000 năm từ thời Tần và Hán (221 – 220 trước Công Nguyên).
Ở Nhật Bản, kỹ thuật nhuộm chàm ngày nay được nhận biết một cách đặc trưng như nhuộm Aizome với các phương pháp Shibori hay Stencil, nhuộm sợi ở Matsusaka, nhuộm chàm ở Tokushima,…Chàm đã được sử dụng dưới thời Asuka (thế kỷ VI – VIII) nhưng chủ yếu dùng trong triều đình và các võ sĩ đạo. Đến thời Heian (thế kỷ VIII – XII), Nhật đã phá triển mạnh mẽ các kỹ thuật nhuộm chàm. Bột chàm đã có một tầm quan trọng nhất định trong thời Edo (hay còn gọi là Mạc phủ Tokugawakhi), nước này bắt đầu nhập khẩu và trồng bông, và bột chàm dễ dàng nhuộm màu cho chất liệu này. Trang phục nhuộm chàm được ưa chuộng trong đời sống hàng ngày của người dân, cho dù là tầng lớp bình dân hay giới quý tộc đều sử dụng phổ biến các chất liệu vải bông nhuộm và tạo hoa văn họa tiết từ chàm.
Chiêm Thành được hình thành và phát triển mang đậm văn hoá Ấn Giáo và có giao thoa văn hoá mạnh nên đã đưa cây này về trồng và nhuộm vải ra màu rất tinh tế và quyến rũ. Hoàng gia Champa chọn màu này làm màu chủ thể. Người Việt xưa mặc định màu này là màu của người Chàm nên định vị luôn là màu chàm được hiểu yếu tố dơ bẩn và xấu xa ăn dần vào thơ ca, ca dao, tục ngữ, thành ngữ.
Bản chất thực sự của màu Indigo (Chàm) là việc giao thoa, kết hợp giữa màu lam và màu tím. Do đó loại màu sắc này luôn ẩn chứa bên mình sự huyền bí vô cùng thu hút. Không chỉ có như thế mà sắc tố này còn có thể lan tỏa cho sự vật, sự việc sự thanh lịch, duyên dáng cũng không khác gì giới vương tôn quý tộc hoặc những tầng lớp tăng lữ Bà La Môn ở các Quốc Gia ảnh hưởng Ấn Độ Giáo. Theo quan điểm trong tôn giáo, cụ thể hơn là ở trong tôn giáo Hindu, màu chàm lại vô cùng tương ứng với luân xa của con mắt thứ ba.
Đối với người dân Ai Cập cổ xưa thì họ luôn quan niệm trong đầu rằng màu chàm chính đại diện cho một sự linh thiêng, vừa mang phong cách nhưng lại vừa huyền bí chúng giúp ích cho nhân loại ngày càng gia tăng trí tuệ, đầu óc minh mẫn và tập trung cao độ.
Màu chàm có ý nghĩa mang đến yên bình, ngoài ra màu còn thể hiện cho sự tinh tế. Màu chàm thông thường được sử dụng trong các kiểu âu phục thời cổ xưa và mang đậm chất đặc trưng núi rừng.
Nói tới màu chàm, chúng ta phải nói đến sắc đẹp, sự khôn khéo và nội lực tiềm ẩn bên trong con người cùng với trực giác nhạy bén, lòng tin thăng hoa. Màu Indigo sẽ dành cho những ai thích sự tĩnh lặng và có thói quen ngồi thiền, màu sắc này giúp họ được yên bình để nhìn nhận thấu đáo mọi sự việc, sự vật.
Nhờ vào đó muốn nhận biết chính xác chân tướng rõ nét, tạo giúp niềm tin được thoải mái, thả lỏng và khiến con người thư giãn và giải trí.
Rõ ràng một màu rất đẹp và huyền bí sâu vào tôn giáo mà lại hoá xấu xa trong văn hoá thi ca Việt mặc định màu chàm là bẩn.
Hãy xem lại cái nếp nghĩ ăn sâu vào văn học này!
Văn hóa Trung Quốc, với lịch sử lâu dài, là sự kết hợp sâu sắc giữa triết học, nghệ thuật, thiên nhiên và nhân văn. Trong hệ thống này, chữ "Nhã" mang trong mình tinh hoa của nền văn hóa Trung Quốc, là một trong những yếu tố cốt lõi của mỹ học Trung Quốc. Nó không chỉ ám chỉ vẻ đẹp bên ngoài mà còn là sự tu dưỡng và khí chất bên trong, thể hiện sự thanh thoát, tĩnh lặng và hài hòa mà văn hóa cổ điển Trung Quốc hướng tới.
Trong mỹ học cổ điển Trung Quốc, "Nhã" là sự hòa quyện hoàn hảo giữa tự nhiên và nhân tạo, là sự cộng hưởng giữa cảm xúc và lý trí. Chữ "Nhã" có mặt trong mọi lĩnh vực nghệ thuật như vườn cổ, kiến trúc, thư pháp, hội họa,...
Chữ "Nhã" trong mỹ học Trung Quốc nhấn mạnh sự giản dị nhưng tinh tế, khiêm nhường nhưng vẫn toát lên khí chất. Nó hướng đến vẻ đẹp kín đáo, không ồn ào, không phô trương nhưng lại thể hiện được sự sâu sắc và duyên dáng trong từng chi tiết nhỏ. Chính sự từ tốn và thanh thoát này khiến mỹ học Trung Quốc qua hàng ngàn năm vẫn luôn gây được sự xúc động mạnh mẽ.
Dù là trong những khu vườn cổ kính với lịch sử lâu dài hay trong những vật dụng sinh hoạt hàng ngày, chữ "Nhã" luôn là một sự thể hiện vô thanh, giúp ta tìm lại sự yên bình và thanh thoát trong một thế giới đầy rối ren.